Nhộng tằm sắn (tằm mì)

Nhộng tằm sắn (tằm mì)

Nhộng tằm sắn (tằm mì)

Vegi

Vegi
Vegi

Nhộng tằm sắn (tằm mì)

Lựa chọn

Tằm sắn (tên gọi khác: tằm lá sắn, tằm lá mì) là loài côn trùng được nuôi số lượng lớn để làm thực phẩm. Thức ăn của tằm sắn là lá cây khoai sắn (còn gọi là cây khoai mì). Ngoài ra, tằm sắn có thể ăn được lá cây thầu dầu. Hương vị tằm khi ăn ăn lá sắn và khi ăn lá thầu dầu không có khác biệt nhiều.

 

Tằm sắn chủ yếu nuôi lấy thịt tằm. Bên cạnh đó số nhỏ nuôi lấy nhộng. Vỏ kén tằm sắn thô, không có nhiều giá trị kéo tơ.

 

Nhộng tằm sắn có nhiều công dụng: làm thực phẩm nhất là các món nhậu, làm ký chủ cấy đông trùng hạ thảo, làm thức ăn cho thú cưng (sóc bay, nhím, hamster,…)….
 

Số lượng

CÔNG DỤNG VÀ HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG

1/ Làm thực phẩm

Nhộng tằm sắn có thể chế biến các món: nướng, chiên, xào,… Trước khi chế biến, ngoài nướng ra nên sơ chế bằng cách trụng qua nước sôi không quá 2 phút.

Các món ăn từ nhộng sắn, bạn có thể tham khảo ở đường link này: 

 

2/ Nuôi cấy đông trùng hạ thảo

Nhộng tằm sắn rất giàu dinh dưỡng, nhất là protein. So với nhộng tằm dâu, nhộng tằm sắn có kích thước lớn hơn và sức sống cũng tốt hơn. Đặc biệt, tằm sắn có lớp giác lông dày, nên không bị ruồi ký sinh như là tằm dâu. Dùng nhộng tằm sắn cấy công trùng hạ thảo trực tiếp (dạng đông trùng hạ thảo ký chủ nhộng tằm) sẽ tiết kiệm chi phí, tăng tỷ lệ thành công và hơn hết chất lượng đông trùng hạ thảo có phần nhỉnh hơn khi cấy trên nhộng tằm dâu.

Kỹ thuật cấy tương tự như đối với nhộng tằm dâu. Tuy nhiên, quan trọng nhất là khâu bảo quản sau khi tách ra khỏi vỏ kén để nhộng tằm sắn không bị nhiễm khuẩn.

*Có thể bạn chưa biết: Tằm dâu sau khi lên tuổi 1 sẽ rụng hết lông, chỉ còn lớp da mỏng nhẵn nên dễ bị các loài ruồi ký sinh đẻ trứng vào. Trứng ruồi nở ra ấu trùng dòi, lớn dần bằng cách sống ký sinh bên trong thân tằm. Khi tằm đã hóa nhộng, ấu trùng ruồi bên trong vẫn tiếp tục phát triển. Khi đẫy sức sẽ ngừng ăn, đục thân tằm chuôi ra ngoài hóa thành nhộng ruồi. Chi tiết mời bạn xem ở bài viết sau đây:.

 

3/ Cho thú nhỏ ăn

Nhộng tằm sắn có thể dùng làm thức ăn bổ sung dinh dưỡng cấp tốc cho thú nhỏ, như là hamster, sóc bay, nhím,…

Vì rất giàu dinh dưỡng, mỗi tuần chỉ nên cho ăn 1-2 con nhộng cho mỗi bé thú cưng. Chú ý theo dõi tình trạng sức khỏe của bé để giới hạn số con và lịch ăn phù hợp.

 

LIÊN HỆ MUA HÀNG

Quý khách có thể mua hàng trực tiếp qua số Holine 0977.966.700.

Vegi đã mở gian hàng trên Shopee, bạn có thể mua hàng trên đó để có nhiều ưu đãi.

 

VÀI NÉT VỀ LOÀI TẰM SẮN

Tằm Sắn là tên thường gọi của một loại sâu ăn lá cây khoai sắn (khoai mì).

Cũng giống như Đuông Dừa là đặc sản của Miền Tây, thì Tằm Sắn (Tằm lá mì) là đặc sản của các vùng trung du phía Bắc. "Ăn ngon hơn cả Đuông Dừa" là lời nhận xét của nhiều khách hàng đã thử ăn đặc sản này. 

Tằm Sắn (Tằm lá mì) là loại tằm nuôi lấy thịt, gần như rất hiếm lấy kén vì giá trị tơ kén Tằm Sắn không cao.

Tằm sắn là một trong những côn trùng được dùng làm thực phẩm nhiều với thành phần giàu đạm, khoáng chất và vitamin. Quá trình nuôi hoàn toàn sạch chỉ ăn lá sắn (lá mì). Nguồn thức ăn, môi trường chỉ cần ô nhiễm nhẹ cũng khiến tằm chết. Đây là khó khăn khi nuôi tằm, nhưng cũng là ưu điểm chứng minh Tằm là thực phẩm siêu sạch.

Tằm sắn xào lá chanh, tằm sắn xào lá lốt, tằm sắn xào thịt, tằm sắn đổ trứng hay tằm sắn chiên xù là những món ăn từ tằm sắn ngon-bổ-rẻ mà bạn không nên bỏ qua.

Bảo quản điều kiện mát mẻ, thoáng khí thì nhộng tằm sắn có thể sống ít nhất 2 ngày. Tốt nhất là để trong rổ, trải mỏng vì nhộng tằm sắn vẫn tiếp tục hô hấp, thoát ra hơi nước.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

 

×
Đăng nhập

Đăng nhập

Bạn chưa có tài khoản ? Đăng ký

Quên mật khẩu

Đăng ký tài khoản

security

Đăng ký

Bạn đã có tài khoản ? Đăng nhập

Khôi phục mật khẩu
captcha

Lấy mật khẩu

Bạn chưa có tài khoản ? Đăng ký